Bóng đá được xem là môn thể thao vua luôn thu hút được đông đảo người hâm mộ trên toàn thế giới. Tuy nhiên song song với sự phát triển ấy là những góc khuất mà chúng ta chưa thể nhìn ra. Tiêu biểu nhất phải kể đến đó là tình trạng bán độ của một số cầu thủ. Vậy bạn có biết bán độ là gì và dấu hiệu để nhận biết hành vi này? Cùng dõi theo bài viết dưới đây của 68gb để có được lời giải cho mình.
Bán độ là gì? Tại sao lại hình thành thuật ngữ này?
Bạn có thể hiểu Bán độ là gì theo một cách đơn giản: “Bán độ là cụm từ mà người ta thường dùng để ám chỉ hành vi cố tình dàn xếp tỉ số của một trận đấu, do chính những cầu thủ tham gia trận đấu cùng những thoả thuận từ trước với người mua độ để có thể nhận về khoản tiền hoặc những lợi ích vật chất bất kỳ nào đó”.
Trong quá khứ đã từng có rất nhiều những trận đấu bán độ bị phanh phui, không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam cũng từng có những trường hợp bán độ gây bão dư luận trong suốt một thời gian dài mà đến thời điểm hiện tại vẫn thường được nhắc lại như một vết gợn của làng thể thao nước nhà.
Vậy những cầu thủ bán độ sẽ bị xử lý ra sao theo luật pháp Việt Nam?
Cầu thủ tham gia trận đấu khi bị phát hiện ra hành vi bán độ sẽ bị kết án vào nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Cụ thể là tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”, hình phạt đối với hai loại tội danh này được quy định tại Điều 321 và 322 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Điều luật 321 Tội đánh bạc được quy định như sau:
1. Đối tượng tham gia đánh bạc trái phép dưới mọi hình thức được thua bằng tiền mặt hoặc vật chất có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hay dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó hoặc hành vi theo quy định trong Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội danh đã quy định trong Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án cũ mà vẫn vi phạm tiếp thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, xử phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc đi tù từ 6 tháng đên 3 năm.
2. Hành vi bị khép vào một trong những trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:
- Được tổ chức với tính chất chuyên nghiệp
- Số tiền hoặc giá trị hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên
- Sử dụng mạng máy tính, mạng internet, mạng viễn thông, các phương tiện điện tử thông minh để phạm tội.
- Tái phạm ở mức nguy hiểm
3. Đối tượng bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu.
Quy định tại điều 322: Tội tổ chức gá bạc hoặc đánh bạc
1. Đối tượng tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong số trường hợp sau sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc bị đi tù từ 1 năm đến 5 năm:
Tổ chức đánh bạc gồm 10 người tham gia đánh bạc trở lên trong cùng một lúc, tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên hoặc tổ chức 2 chiếu bạc trở lên cùng lúc, tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có trị giá 5 triệu đồng trở lên.
Dùng địa điểm mà mình quản lý hoặc thuộc quyền sở hữu của mình cho 10 người đánh bạc trở lên cùng một thời điểm và tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị 5 triệu đồng trở lên hoặc cho 2 chiếu bạc trở lên trong cùng một thời điểm mà sử dụng số tiền hoặc hiện vật đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên.
Số tiền hoặc vật chất có giá trị dùng để đánh bạc trong cùng một thời điểm là 20 triệu đồng trở lên.
Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho đối tượng tham gia đánh bạc, sử dụng trang thiết bị phục vụ việc đánh bạc hoặc chỉ đạo người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc, sắp xếp sẵn lối thoát hiểm khi bị vây bắt bất ngờ, dùng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc.
Tiếp tục vi phạm trong khi vẫn còn án cũ vi phạm hành chính tại quy định của Điều 322 hoặc hành vi theo quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc bị khép về tội này hay tội quy định trong Điều 321 của Bộ luật này.
2. Đối tượng bị phạt giam giữ trong tù 5 năm đến 10 năm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hành vi có tính chất chuyên nghiệp
- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên
- Dùng mạng máy tính, mạng internet, mạng viễn thông hoặc các phương tiện điện tử thông minh phạm tội.
- Tái phạm ở mức nguy hiểm
3. Đối tượng phạm tội có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc thu giữ một phần hoặc tất cả tài sản.
Mọi hành vi kích động, rủ rê, lôi kéo người khác tham gia trò chơi thắng thua bằng tiền hoặc vật chất có giá trị dưới bất kỳ hình thức nào đề được khép vào tội “Tổ chức đánh bạc”.
Những trận đấu bán độ nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam
Để giúp bạn có thể hình dung rõ hơn bán độ là gì? Thì sau đây bài viết sẽ đưa ra những dẫn chứng cụ thể về bán độ.
Năm 1997 trong trận đấu ở giải đấu vô địch quốc gia Việt Nam, cầu thủ Lã Xuân Trường đã bất ngờ đá phản lưới nhà từ khoảng cách gần giữa sân khi thủ môn Đỗ Thành Tôn đã dâng cao, Trận đấu này sau đó đã kết thúc với thắng lợi 4-3 nghiêng về phía Công an Hà Nội.
Chính cầu thủ Lã Xuân Trường sau đó cũng đã lên tiếng nhận trách nhiệm về mình nhưng cũng ám chỉ hành vi này của anh không chỉ một mình anh được hưởng lợi.
Tiếp đến là vụ việc bán độ cực kỳ nghiêm trọng của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Tiền vệ Quốc Vượng từng được người hâm mộ mệnh danh là “lá phổi” của đội tuyển U23 Việt Nam đã đứng vướng vào giao dịch với trùm cá độ và sau đó rủ rê thêm 6 cầu thủ khác để có thể cùng nhau dàn xếp tỷ số để chỉ thắng Myanmar với tỷ số 1-0. Sau đó kết quả trận đấu kết thúc đúng như những tính toán ban đầu của những đối tượng.
Sau đó khi đã nhận được số tiền hoa hồng là 490 triệu đồng cho hành vi bán độ của mình, Quốc Vượng đã chia cho những đồng đội khác như Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu mỗi người 20 triệu đồng. Cầu thủ Quốc Anh đã cầm 20 triệu đồng cho Châu Lê Phước Vĩnh. Hai cầu thủ là Văn Trương và Hải Lâm sau đó do cảm thấy hối hận về hành vi của bản thân nên đã không nhận số tiền hoa hồng từ Vượng.
Vụ bán độ này sau đó được Tòa án Nhân dân TP HCM đem ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25/1 và xử phúc thẩm vào ngày 20 tháng 4 năm 2007. Cuối cùng kết thúc phiên tòa, Lê Quốc Vượng đã phải nhận bản án 4 năm tù, những cầu thủ khác chỉ phải nhận án treo do có được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.
Trong đó có những cái tên là trụ cột của bóng đá Việt Nam ở thời điểm bấy giờ như Phạm Văn Quyến, Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù do tội tổ chức đánh bạc, còn Huỳnh Quốc Anh và Lê Bật Hiếu bị phạt 2 năm 6 tháng tù bởi tội cố ý tổ chức đánh bạc.
Scandal Calciopoli hồi năm 2006. Calciopoli đến thời điểm hiện tại vẫn được coi là vụ bê bối lớn nhất của làng bóng đá Italy, sự kiện này đã khiến cho câu lạc bộ hùng mạnh Juventus bị tước đi chức vô địch của mùa giải 2005-2006.
Trải qua thời gian điều tra và thu thập chứng cứ, thì hai nhân vật chính trong vụ bê bối Calciopoli này là Tổng giám đốc của Juventus, ông Luciano Moggi và một vị giám đốc khác của CLB là ông, Antonio Giraudo.
Được biết hai quan chức kể trên đã tạo ra một đường dây để lôi kéo và dàn xếp tỷ số liên quan tới rất nhiều cầu thủ, thậm chí là cả trọng tài và cả những quan chức tại liên đoàn bóng đá Italia thời điểm bấy giờ.