Thông tin về lịch sử giải đấu Asian Cup, danh sách các nước chủ nhà và những đội tuyển từng vô địch.
Asian Cup mấy năm tổ chức một lần?
Asian Cup được tổ chức 4 năm một lần, dành cho các đội tuyển quốc gia mạnh nhất châu Á tranh tài. Tính đến năm 2023, giải đấu đã tổ chức được 18 lần. Giải đấu được tổ chức lần đầu vào năm 1956 do Hong Kong làm chủ nhà.
Tuy nhiên, có một ngoại lệ là Asian Cup 2007, giải đấu được tổ chức chỉ 3 năm sau giải đấu ở Trung Quốc (2004). Nguyên nhân là do AFC quyết định điều chỉnh lịch đấu để tránh trùng với Olympic và Euro. Đó cũng là kỳ Asian Cup duy nhất tính đến nay mà Việt Nam làm nước chủ nhà (Việt Nam cùng Indonesia, Malaysia và Thái Lan đồng đăng cai). Đến nay, Asian Cup 2007 là giải duy nhất có nhiều hơn một nước chủ nhà.
Asian Cup 2023 cũng là ngoại lệ khác. Đúng theo kế hoạch, giải đấu phải diễn ra vào năm 2023 với Trung Quốc là chủ nhà. Tuy nhiên, vì tình hình dịch Covid-19 căng thẳng ở Trung Quốc, Asian Cup không thể diễn ra đúng như kế hoạch. Do đó, Liên đoàn Bóng đá châu Á buộc phải hoãn lại 1 năm và chọn một nước khác làm chủ nhà, đó là Qatar – quốc gia vừa tổ chức thành công World Cup 2022.
GIẢI THƯỞNG CỰC LỚN khi dự đoán kết quả trận đấu tại ĐÂY
Danh sách nước chủ nhà qua các kì Asian Cup
STT | Năm | Chủ nhà | Vô địch |
1 | 1956 | Hong Kong | Hàn Quốc |
2 | 1960 | Hàn Quốc | Hàn Quốc |
3 | 1964 | Israel | Israel |
4 | 1968 | Iran | Iran |
5 | 1972 | Thái Lan | Iran |
6 | 1976 | Iran | Iran |
7 | 1980 | Kuwait | Kuwait |
8 | 1984 | Singapore | Saudi Arabia |
9 | 1988 | Qatar | Saudi Arabia |
10 | 1992 | Nhật Bản | Nhật Bản |
11 | 1996 | UAE | Saudi Arabia |
12 | 2000 | Lebanon | Nhật Bản |
13 | 2004 | Trung Quốc | Nhật Bản |
14 | 2007 |
Indonesia/Malaysia/ Thái Lan/ Việt Nam |
Iraq |
15 | 2011 | Qatar | Nhật Bản |
16 | 2015 | Australia | Australia |
17 | 2019 | UAE | Qatar |
18 | 2024 | Qatar |
Có tổng cộng 24 đội bóng sẽ tham dự AFC Asian Cup 2023.
Tajikistan là đội bóng duy nhất có lần đầu tiên tham dự giải đấu này. Các quốc gia còn lại đều từng tham dự giải đấu này trong quá khứ. Indonesia và Malaysia cũng trở lại đấu trường này lần đầu tiên kể từ năm 2007. Hong Kong (TQ) cũng là một sự trở lại bất ngờ, sau khi vắng mặt kể từ năm 1968.
Việt Nam cũng sẽ tham dự giải đấu này lần thứ 5 trong lịch sử. Trước đó, thành tích tốt nhất của Các chiến binh sao vàng là tứ kết năm 2007.
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ BÓNG ĐÁ TẠI ĐÂY
QUỐC GIA | SỐ LẦN THAM DỰ | SỐ LẦN VÔ ĐỊCH |
---|---|---|
Qatar | 11 | 1 (2019) |
Nhật Bản | 10 | 4 (2011) |
Syria | 10 | — |
Hàn Quốc | 15 | 2 (1960) |
Úc | 5 | 1 (2015) |
Iran | 15 | 3 (1976) |
Saudi Arabia | 11 | 3 (1996) |
UAE | 11 | — |
Trung Quốc | 13 | — |
Iraq | 10 | 1 (2007) |
Oman | 5 | — |
Việt Nam | 5 | — |
Lebanon | 3 | — |
Palestine | 3 | — |
Uzbekistan | 8 | — |
Thái Lan | 8 | — |
Ấn Độ | 5 | — |
Hong Kong (TQ) | 4 | — |
Tajikistan | 0 | — |
Kyrgyzstan | 2 | — |
Bahrain | 7 | — |
Malaysia | 4 | — |
Jordan | 5 | — |
Indonesia | 5 | — |